Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Diễn viên giỏi biết mình là (những) ai

Bạn có liên hệ được với cái phần sẵn sàng giết người ở bên trong bạn? Thế còn phần khác của bạn thì sao, người tình cháy bỏng, người thông thái, người dưỡng nuôi, hay một đứa trẻ bất lực, dễ tổn thương? Đây là những ví dụ về các nguyên mẫu (archetypes) – “cách sống” phổ biến và căn bản  hay “cách nhìn” thế giới đã ăn sâu vào tâm trí của bạn. Liên hệ được với những nguyên mẫu này chính là điều cốt lõi trong diễn xuất.
Diễn viên phải liên hệ được với tất cả các nguyên mẫu ngay tức thì, một cách gần như vô thức. Phần lớn diễn viên cần học khả năng này qua quá trình luyện tập, bởi vì chúng ta đã được dạy cách trấn áp một số thôi thúc (các nguyên mẫu) trong phần lớn cuộc đời. Diễn xuất tồi thường là hệ quả của việc người diễn viên trấn áp các nguyên mẫu mà không nhận thức được việc đó. Bạn càng tiếp cận được với các nguyên mẫu, bạn sẽ càng đóng được nhiều vai.
Tâm trí của bạn có hàng tá các nguyên mẫu hết sức đa dạng, để bạn có thể nhanh chóng thích nghi với các tình huống trong cuộc đời, như thể bạn trở thành “một người khác hẳn” (tiếp cận với các nguyên mẫu khác nhau) trong các tình huống khác nhau. Hãy nghĩ đến việc bạn cảm nhận và cư xử khác biệt như thế nào giữa việc bạn đang hẹn hò và việc bạn đang trò chuyện với mẹ của mình. Bạn đang hành xử/ diễn xuất cùng các nguyên mẫu khác nhau mà chính bạn còn không nhận ra.
Các nguyên mẫu được lưu trữ trong trí óc của bạn dưới dạng hình ảnh và sự mơ tưởng. Chúng chính là các lập trình tâm lý, một phần nguyên nhân của hành vi con người.
Các nguyên mẫu có các cách khác hẳn nhau trong việc bộc lộ mình, cách chuyển động, nói chuyện, cảm nhận và suy nghĩ. Chúng thực ra chính là các nhân cách khác nhau trong bạn. Đây là cách mà tâm lý con người được cấu tạo. Người diễn viên cần biến chuyển từ nguyên mẫu này sang nguyên mẫu khác, một cách dễ dàng mà không phải ý thức về điều đó. 
Một số ví dụ khác về các nguyên mẫu bên trong chúng ta là Người Nam Tính, Người Nữ Tính, Kẻ Sát Nhân, Người Hùng, Nạn nhân, Người Xu Nịnh, Thằng Hề, Người Truyền Thống, Người Dối Trá, Người Buôn Bán, Người Lãng Mạn, Người Lẳng Lơ, Người Hoài Cổ, Người Sùng Đạo, Đứa Trẻ Huyền Diệu, Đứa Trẻ Tinh Nghịch, Đứa Trẻ Dễ bị Tổn Thương, ..v.v Kể cả khi bạn hoàn toàn trấn áp những nguyên mẫu này, chúng vẫn sống trong tiềm thức của bạn. Chẳng qua bạn không đang bày ra cho thế giới xung quanh mình và ý thức của bạn có thể đã quên về chúng.
Một khi bạn nghĩ về nó, bạn sẽ thấy tính cách (nhân vật) của bạn bao gồm rất nhiều nguyên mẫu tách bạch khác nhau. Ví dụ, cái nguyên mẫu làm tình nồng nàn bên trong bạn sẽ không chuyển động hay phát ra âm thanh như cái nguyên mẫu khác bên trong bạn sẵn sàng giết người.  Bạn cảm thấy chúng rất khác nhau bên trong, và người khác nhìn thấy bạn rất khác từ bên ngoài. Rõ ràng là, khi bạn đang là nguyên mẫu giết người, bạn sẽ phát ra những năng lượng rất khác, chuyển động một cách rất khác, và tư duy một cách rất khác so với nguyên mẫu làm tình.
Hãy tưởng tượng nếu sự thôi thúc muốn giết người đến từ cùng một nơi của sự thôi thúc làm tình trong bộ não của bạn, giống loài của chúng ta chắc hẳn không tồn tại được lâu. Học cách tiếp cận và hòa trộn cả một thế giới của các nguyên mẫu  bên trong bạn chính là chìa khóa để phát triển các nhân vật độc đáo trong diễn xuất của mình. Bạn có thể học được cách tìm lại các phần bên trong mình mà bạn đã được dạy phải dấu chúng đi. Việc đó rất thú vị, rất sâu sắc, và sẽ thay đổi diễn xuất của bạn một cách nhanh chóng.
Nếu bạn đi thử vai và không liên kết được với những nguyên mẫu xuất hiện trong kịch bản, bạn có thể sẽ không được chọn. Việc phân tích tư duy kịch bản và việc phân tích những khó khăn và mục tiêu của nhân vật cũng sẽ không giúp bạn được nhiều. Bạn sẽ không thể thực sự đồng cảm với nhân vật, bởi vì sự đồng cảm chỉ xảy ra khi bạn kết nối với các phần khác nhau bên trong mình (các nguyên mẫu), những nguyên mẫu đã được sử dụng để viết lên nhân vật.
Nếu bạn trấn áp những nguyên mẫu tạo nên nhân vật, diễn xuất của bạn sẽ rất dễ đoán và nhàm chán.  Thường là trong những tình huống này, nguyên mẫu “chỉ huy/ đạo diễn” bên trong bạn sẽ chiếm lĩnh diễn xuất của bạn và “chỉ dẫn” các hành động mà nó cho rằng nhân vật lẽ ra phải làm. Điều này sẽ khiến khán giả thấy giả tạo.
Giả dụ bạn hết mình trấn áp nguyên mẫu bên trong mình, một nguyên mẫu đầy sự tổn thương, luôn cảm thấy tuyệt vọng và cô đơn (ai cũng có phần này bên trong mình, dù biết hay không). Bạn sẽ không thể thích nghi được với quan điểm của một nhân vật dễ bị tổn thương hay trải nghiệm được sự tổn thương này trong câu chuyện. Bạn sẽ không cảm thấy như mình “hiểu” được nhân vật hay “cảm” được tại sao họ lại có những cách cư xử như vậy. Bạn sẽ không có nhiều sự thôi thúc để bắt đầu với nhân vật này. Thậm chí bạn có thể còn có cảm giác đầy phán xét đối với nhân vật.
Từ bên ngoài, người khác có thể nói rằng nhân vật này “chả giống bạn” hoặc không phải “mẫu” của bạn. Một số giáo viên dạy diễn xuất sẽ nói những thứ như bạn đang không để cho “tình huống tác động đến mình” hoặc rằng những “lựa chọn của bạn không đủ mạnh” hoặc rằng bạn đang không thực sự theo đuổi mục tiêu của nhân vật, hoặc bạn cần phải “sẵn lòng” theo đuổi nó, hoặc sẽ phê bình bạn theo cách nào đó.. Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận diện mục tiêu và hành động của nhân vật. Thường thì trong những tình huống như thế này,  nguyên nhân của vấn đề nằm ở việc các nguyên mẫu bên trong bạn đã bị trấn áp.
Một tin vui cho các giáo viên và học sinh là có những bài tập diễn xuất để đáp ứng các vấn đề tương tự, những bài tập này vượt ra khỏi khuôn khổ cách phân tích kịch bản và ngẫu hứng thông thường. Trong các bài tập về Nguyên mẫu, diễn viên trước hết học cách tiếp cận những nguyên mẫu mình gần gũi nhất. Đây là những nguyên mẫu cho cảm giác giống mình nhất. Theo thời gian, khi đã bắt đầu có khả năng làm việc với những nguyên mẫu không bị trấn áp, diễn viên sẽ từ từ học cách khám phá xem tại sao mình lại trấn áp các nguyên mẫu khác.
Tất cả mọi người trấn áp nhiều nguyên mẫu trong quá trình lớn lên, đây là một phần tự nhiên của phát triển con người. Nhưng khi là diễn viên, bạn cần có khả năng trải nghiệm thế giới theo cách của tất cả các nguyên mẫu. Bạn không thể là một diễn viên xuất sắc nếu không tiếp cận được với rất nhiều nguyên mẫu mà cả đời mình họ đã cố trấn áp.
Bài tập Nguyên mẫu  không thay đổi việc diễn viên là ai, hay làm xáo trộn cá tính của bạn. Nó chỉ rất đơn giản phát triển một cách hiệu quả ý thức của bạn về khả năng lựa chọn và tiếp cận các phần khác có thật bên trong mình và sử dụng cho việc diễn xuất. Có thể bạn muốn đóng vai một nhân vật có những đặc điểm của tên giết người, kẻ xu nịnh, người quyến rũ và sự ám ảnh. Hoặc bạn muốn đóng vai một nhân vật thày truyền đạo đầy đam mê, sâu thẳm bên trong đầy sự tự ti,  chủ yếu kiêng tình dục, nhưng lại trở thành một tên cưỡng dâm, giết người và ghét tôn giáo.
Dù câu chuyện là gì, tất cả các nhân vật có thể được suy ra từ việc pha lẫn các nguyên mẫu với nhau. Và tất cả các mâu thuẫn trong câu chuyện đều có thể được nhìn nhận dưới góc độ chiến tranh giữa các quan điểm của các nguyên mẫu khác nhau. Các bạn càng tiếp cận được với nhiều nguyên mẫu khác nhau trong công việc của mình, diễn xuất của các bạn càng đa dạng và thực tế. Ngược lại, các bạn càng tiếp cận được ít nguyên mẫu,  diễn xuất của các bạn càng nhạt ngòa và các bạn sẽ ít được chọn cho các vai diễn.
Tôi không gợi ý rằng diễn viên cần nghĩ về các nguyên mẫu khi đang diễn. Đương nhiên là không. Tất cả những gì chúng ta đề cập ở trên là dành cho khâu chuẩn bị diễn xuất – trong lúc đào tạo diễn viên. Khi bạn đi thử vai, tốt nhất bạn nên tiếp cận một cách dễ dàng tất cả các nguyên mẫu mà không phải cố sức làm như vậy.  Lúc này nó gần như tự động, và không phải là lúc bạn trăn trở để tiếp cận với nguyên mẫu bị trấn áp bên trong mình.
Một diễn viên chuyên nghiệp cần tiếp cận được với ít nhất một số nguyên mẫu sau nếu muốn thành công: sát khí, sự tổn thương, xu nịnh, lý luận, tình tứ, gợi cảm, hỗn loạn, kiểm soát, buông trôi, sâu sắc, nông cạn.. Mỗi nguyên mẫu này có cách chuyển động, cảm nhận và nhìn thế giới khác nhau. Chúng rất khác nhau, thường là còn đối nghịch nhau.
Còn có hàng tá các nguyên mẫu khác được đưa vào nhân vật. Các nhân vật là sự kết hợp rất độc đáo của các nguyên mẫu khác nhau. Trong Bài tập về Nguyên mẫu, bạn cần trước hết tìm về chính mình để sau đó có thể thoát ra khỏi mình.  Khi bạn đã không còn ám ảnh bởi chính mình, bạn sẽ hoàn toàn hóa thân vào thế giới của nhân vật, tự do để tương tác với các diễn viên khác và kết nối với khán giả. Một tâm lý bị ức chế sẽ dẫn đến một diễn viên bị ám ảnh bởi chính mình (dân ta hay nói là “cái tôi to quá”).

Diễn viên| Những tố chất để trở thành người diễn viên giỏi

Điều gì giúp phân biệt giữa diễn viên “làm công” hạng trung bình và một diễn viên xuất sắc, ghi dấu ấn sâu đậm? Đã có lúc người ta nghĩ rằng những tố chất làm nên một diễn xuất tuyệt vời là không thể lý giải và truyền thụ được. Tuy nhiên, trong vòng 20 năm qua, đã có rất nhiều tiến bộ trong công việc đào tạo diễn viên, và nhiều tố chất đã được lý giải. Nếu bạn tìm thấy một trong vài khóa đào tạo diễn viên cao cấp, bạn sẽ gặt hái được nhiều tố chất này bên trong mình với những kết quả rất nền tảng.
Đây là một vài đặc điểm của những diễn viên tuyệt vời: một dòng chảy cảm xúc và trực giác một cách tự nhiên và liền mạch trong cơ thể và giọng nói; một sự hiểu biết về cách tạo ra sự sống – và – cái chết, diễn xuất theo từng khoảnh khắc; một trí tưởng tượng sinh động; một cơ thể và giọng nói có khả năng kể tất cả mọi câu chuyện.
Chúng ta sống trong một thế giới nguy hiểm, con người rất nhạy cảm, chỉ biết bản thân mình và bị thiểu năng về cảm xúc. Giao tiếp với người khác có thể gây ra những thương tổn, thường trầm trọng hơn những gì chúng ta có thể ý thức được. Cuộc đời gạt bỏ chúng ta đi. Chúng ta gồng mình lên và xây cho mình những bức tường tâm lý để bảo vệ quanh mình. Sự thôi thúc muốn chối bỏ cảm xúc của bản thân thật khó cưỡng lại được với phần lớn chúng ta. Cảm xúc không phải là một thứ đáng vui thích. Chúng ta sống trong một nền văn hóa đầy rẫy những sự nghiện ngập và gây mất tập trung, lôi kéo chúng ta ra khỏi sự hiểu biết mình là ai ở tầng nghĩa sâu nhất. Chúng ta thường xuyên quên mất mình là ai và những trải nghiệm sâu sắc nhất về cuộc sống mà chúng ta có, bởi vì như vậy có lẽ dễ dàng hơn.
Vì thế khi chúng ta cần diễn xuất và trải nghiệm hiện thực của một nhân vật, chúng ta bị bế tắc. Những diễn viên xuất sắc hiểu xu hướng bị gạt bỏ của con người. Con người đấu tranh chống lại xu hướng đó. Có thật nhiều cách để sống chậm lại và làm cởi mở con người của chúng ta: tập yoga, đi mát xa, thiền, Aikido, đi dạo, lái xe đường dài, ăn đủ chất, cai thuốc lá, rượu bia..v.v Một điều rất quan trọng là bạn cần liên tục tim kiếm cách để sống chậm lại và cởi mở cảm xúc của mình hơn.
Rất nhiều phương pháp đào tạo diễn xuất từ chối xem xét những bức tường cảm xúc mà người diễn viên mang theo vào vai diễn, những phương pháp này cho rằng chỉ cần biết mục tiêu của nhân vật và thực hiện hành động là các bạn sẽ được giải phóng khỏi những bế tắc cảm xúc này. Học cách theo đuổi mục tiêu và thực hiện hành động là một phần quan trọng trong đào tạo diễn viên, nhưng thường thì điều này không giải phóng được tài năng của diễn viên nếu chính họ bị rào cản.
Có hàng trăm bài tập giúp bạn giải phóng rào cản cảm xúc, nhưng rất nhiều giáo viên không bận tâm tới nội dung này trong lớp của họ.

Bạn có chắc rằng bạn có thể đưa mình vào bất cứ vùng cảm xúc nào mà chất liệu kịch yêu cầu? Thường thì, những diễn viên tài năng nhất và nhạy cảm nhất chính là những người dễ dựng lên rào cản và bị “mất điện” nhất. Điều này có lý bởi vì những diễn viên tài năng và nhạy cảm là những người có xu hướng muốn trốn tránh những trải nghiệm cuộc đời sâu sắc của mình – họ có nhiều thứ nhất để chạy trốn khỏi nó. Không hề dễ dàng để giữ trạng thái cởi mở, bình thản, và hiện diện. Nhưng đây là điều kiện tất yếu nếu bạn muốn trở thành một diễn viên tuyệt vời.
Nghề diễn là một nghề khó. Theo đuổi nghiệp diễn viên là một cuộc đấu tranh liên tục. Và phần lớn chúng ta muốn hòa nhập tốt với các bạn diễn. Chúng ta muốn những lớp học diễn xuất có tính động viên cao và muốn hỗ trợ lẫn nhau khi thử vai. Chúng ta muốn những người đang chọn vai có được những thông điệp rõ ràng, rằng chúng ta là những người rất dễ dàng để làm việc cùng trong phòng tập 8 tiếng một ngày trong nhiều tuần.
Nhưng chính vì thế nhiều diễn viên trẻ quá bận rộn làm hài lòng lẫn nhau nên những tố chất này cũng bị lẫn vào trong nghiệp diễn. Các chất liệu kịch thường không bao giờ nói về những nhân vật sống thanh bình bên nhau suốt cuộc đời. Nếu bạn muốn diễn xuất của mình ấn tượng, bạn cần học cách chuyên nghiệp và lịch sự sau cánh gà, và cùng lúc đó biết gây ra chiến tranh đủ kịch tính như Titanic trong lúc mình diễn.
Nhiều diễn viên mới vào nghề không biết cách làm sao để đạt được điều này. Rất nhiều kịch bản ngày nay, nhất là kịch bản truyền hình, không cung cấp cho diễn viên các mâu thuẫn được viết sẵn một cách kịch tính. Bạn chỉ nhìn vài dòng trên trang giấy và cảnh diễn chẳng có vẻ gì là ý nghĩa. Bạn cần tự mình tăng chiều sâu cho cảnh nếu bạn muốn được nhớ đến. Stella Adler gọi đó là “called it “Chọc giận tình huống”. Diễn viên tuyệt vời học cách làm thế nào để làm điều này bằng cách nghiên cứu kịch nghệ trong nhiều năm.
Bạn cần một nơi để học điều này, nơi bạn không bị phạt vì làm sai, một lớp học diễn xuất thực sự.
Trong một lớp học diễn xuất thực sự, bạn cần học cách làm sao để chủ động, chứ không đơn giản chỉ làm những gì được đạo diễn bảo. Bạn cần học và biết tại sao người ta lại tranh đấu lẫn nhau. Bạn cần học về các mối quan hệ. Bạn cần học trải nghiệm sự dễ tổn thương của mình, về việc sự dễ tổn thương này là đòn bẩy cho các mâu thuẫn giữa người và người như thế nào. Bạn cần học về các tính cách điển hình, những thói quen trong các mối quan hệ và tâm lý con người. Khi bạn học điều đó, trí tưởng tượng của bạn sẽ bay xa. Và cả diễn xuất của bạn cũng vậy.
Chúng ta sống trong một nền văn hóa làm nhiễu loạn tất cả các xúc giác: ánh sáng, âm thanh, hoạt hình, phim, nhạc, máy tính, xe hơi, tàu ngầm, âm thanh thành phố..v.v Chúng ta liên tục bị kích thích. Vì thế chúng ta không sử dụng nhiều trí tưởng tượng, bởi vì phần lớn những gì ngoài kia đang thay thế những gì chúng ta có thể tưởng tượng được. Đây là một vấn đề trầm trọng với những diễn viên trẻ. Trí tưởng tượng của họ bị cạn kiệt so với những diễn viên từ thế hệ trước. Bạn không cần phải tưởng tượng là đang nghịch cát cùng ai đó. Bạn đã có máy tính và ti vi.
Diễn xuất tuyệt vời đến từ trí tưởng tượng được phát triển mạnh – phần vô thức của bạn, thế giới mộng mơ vĩ đại và vô tận. Là một diễn viên trong thế giới công nghệ, bạn càng cần phải làm việc chăm chỉ hơn để phát triển và kết nối với trí tưởng tượng của mình.
Cuối cùng, diễn viên tuyệt vời cần có cơ thể và giọng nói biểu cảm và linh hoạt kết nối với trí tưởng tượng bay xa của họ. Thật đáng ngạc nhiên khi rất ít diễn viên trẻ được đào tạo về giọng và cơ thể.
Tất cả những gì bạn có để kể chuyện là cơ thể và giọng nói của mình, và trí tưởng tượng mà bạn kiểm soát chúng. Cơ thể và giọng nói của bạn cần có khả năng tô lên thật nhiều màu sắc – đầy đủ các sắc thái, trong thể chất cũng như trong âm điệu. Bạn cần có một kho tàng “từ vựng” chuyển động và âm thanh. Câu chuyện khác nhau sẽ đòi hỏi những ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu khác nhau. Bạn chỉ có cơ hội phát triển và mở rộng giọng nói và cơ thể của mình trong các lớp học diễn xuất, giọng nói và chuyển động.
Thật buồn khi nhiều diễn viên nghĩ rằng họ có thể học diễn xuất ngay tại trận. Bạn không học những công cụ mà diễn viên tuyệt vời sử dụng ngay tại trận, bạn sẽ không trải nghiệm sự khám phá giọng và chuyển động ngay tại trận. Diễn xuất không phải là lúc bạn học những gì bạn cần học trước đó. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể học diễn xuất ngay tại chỗ, hoặc trở thành diễn viên giỏi mà không được đào tạo, bạn đã có một tư tưởng sai lầm về việc làm thế nào để trở thành diễn viên giỏi.
Giọng và cơ thể của bạn cần được đào tạo xuyên suốt sự nghiệp. Bạn cần học các lớp về giọng và chuyển động cho phép bạn kết nối giữa giọng và cơ thể mình với trí tưởng tượng của bản thân. Nhiều phương pháp luyện giọng và chuyển động thiên nhiều vào kỹ thuật và bỏ quên đi phần tưởng tượng. Các giáo viên luyện giọng truyền thống sẽ tập trung vào kỹ thuật thở và các nốt. Việc này ngắt kết nối diễn viên và người ca sỹ với trí tưởng tượng của họ – một tin thật buồn. Các giáo viên dạy chuyển động truyền thống sẽ dạy những lớp học nơi mà kỹ thuật chuyển động được đề cao, và không quan tâm đến khía cạnh kể chuyện hoặc trí tưởng tượng – một tin cũng rất buồn!
Hãy tìm kiếm, dù rất hiếm, những giáo viên luyện giọng và chuyển động biết kết nối chuyển động và giọng với trí tưởng tượng. Bạn cần phải có một xúc cảm dễ dàng với giọng và thể chất.
Có rất nhiều yếu tố khác cần có để trở thành một diễn viên tuyệt vời. Những ngày này, một số diễn viên ảo tưởng rằng các diễn viên giỏi không cần phải học. Và nhiều diễn viên cho rằng đi học là điều cực chẳng đã, hoặc chỉ đi học khi đang ế việc.
Những diễn viên thế hệ trước biết nhiều hơn. Họ biết rằng các bài học cơ bản mà bạn mới học sẽ là những bài tập mà bạn thực hiện suốt sự nghiệp làm diễn viên. Họ biết rằng những bài học nâng cao chỉ có thể được khám phá trong các lớp học, chứ không phải tại trận. Họ biết rằng việc học diễn xuất là vô tận, nhiều hơn bất cứ nghề nghiệp nào khác. Họ không sỉ nhục nghề diễn. Họ có sự tôn trọng sâu sắc dành cho nghiệp diễn. Nếu bạn biết điều này, bạn đã biết nhiều hơn rất nhiều diễn viên mới vào nghề khác.
Nhưng tôn trọng chưa đủ, bạn cần hành động. Bạn có thể bắt đầu đăng ký ngay lớp học diễn xuất, luyện giọng và tập với cơ thể mình hàng ngày.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Kỹ thuật dẫn chương trình - Nhóm 3 - Hoa Quỳnh

Kỹ thuật diễn xuất trước ống kính: Nhóm 2 "Có thể nào"

Buổi học MC - Học MC - Dẫn chương trinhg cùng MC& Diễn viên Danh Tùng

Học diễn viên - MC: Bài tập thực hành học diễn viên "Sự thật mất lòng"

Bài tập diễn xuất - Diễn viên MC với bài tập diễn xuất trước ống kính

[Diễn xuất trước ống kính] Tiểu phẩm của NS Trà My và học viên DCTV

[Dao tao dien vien] Học diễn viên tại trung tâm đào tạo diễn viên - DCTV

Làm TVC - Phim quảng cáo - MV - Cho thuê trường quay tại DCTV

Key video dẫn chương trình - Học diễn viên tại DCTV Kỹ thuật dẫn chương ...

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

4 thử thách một người dẫn chương trình có thể gặp phải

Trong quá trình lao động nghề nghiệp, một người dẫn chương trình sẽ thường xuyên phải đối mặt với những thử thách khác nhau. Nếu không biết cách vượt qua thì họ sẽ không thể bước trên con đường trở thành người dẫn chương trình chuyên nghiệp. Dưới đây là 4 thử thách mà một MC có thể gặp phải khi dẫn chương trình.
1. “Sảy miệng”
Công việc của một MC là phải nói trước công chúng, có thể trước vài chục khán giả những cũng có khi lên đến hàng chục triệu khán giả. Mỗi lời nói ra đều có sự tác động nhất định tới công chúng. Bởi vậy, một MC luôn phải cẩn thận trong việc phát ngôn.
 Một MC luôn phải cẩn thận trong việc phát ngôn 
Trong lịch sử, đã có không ít người dẫn chương trình “sảy miệng” và không được phép lên sóng trong một thời gian dài.
Ví dụ như BTV Lê Bình, vào tháng 4 năm 2011, trong chương trình Bản tin Tài chính – Kinh doanh, một sự cố kỹ thuật đã xảy ra khiến nữ BTV này không kiềm chế được mà thốt lên rằng: “Cái bọn điên này…”. Câu nói này đã ngay lập tức đến tai khán giả cả nước. Mặc dù sau đó, BTV Lê Bình đã xin lỗi công chúng nhưng sự cố này ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp của cô cũng như uy tín của VTV.
Trong lúc nóng giận, BTV Lê Bình đã có một phát ngôn khiếm nhã
3. Bản lĩnh không vững vàng
Một MC chuyên nghiệp luôn phải sẵn sàng đối mặt với sự cố, tình huống ngoài ý muốn. Đây vừa là thử thách, vừa là cơ hội để một người dẫn chương trình khẳng định bản lĩnh cũng như sự chuyên nghiệp của bản thân.
Cách đây không lâu, trong chương trình Thời sự 19h của Đài Truyền hình Việt Nam, BTV Hoài Anh đã gặp một sự cố ngoài ý muốn, đó là một chiếc hoa tai của cô bị rơi xuống mặt bàn và phát ra âm thanh khá chói tai.
Bản lĩnh và kinh nghiệm đã giúp BTV Hoài Anh khắc phục sự cố
Tuy nhiên, với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn, nữ BTV xinh đẹp này đã bình tĩnh, gần như ngay lập tức tiếp tục phần dẫn của mình. Sự cố này không làm ảnh hưởng tới tâm lý cũng như công việc sau đó của cô.
Đây thực sự là một bài học kinh nghiệm đắt giá đối với mỗi người dẫn chương trình.
4. Không chịu được áp lực
Đằng sau vài chục phút hoặc vài tiếng đứng trên sân khấu là một quá trình lao động nghề nghiệp vất vả của người dẫn chương trình.
Một trường hợp tiêu biểu mà MC phải chịu áp lực lớn, đó là khi thực hiện phần dẫn của mình.


Khi đó, MC phải chịu áp lực từ công chúng, từ đạo diễn, ekip trường quay: nói như thế nào để công chúng thấu hiểu và lắng nghe, làm thế nào để vừa tập trung dẫn vừa nghe sự hướng dẫn từ đạo diễn.
Nghĩa là, trong cùng một thời điểm, MC phải vừa nói, vừa nghe, vừa nhìn, vừa suy nghĩ.
Nếu không có khả năng chịu được áp lực cao, bạn sẽ không thể nào thực hiện tốt công việc của mình.
DCTV luôn đồng hành trên bước đường của bạn!
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
DCTV – Trung tâm đào tạo nghệ sĩ truyền hình
Tel: 04 66 87 88 86
Add: 249 Trần Đăng Ninh