Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Những điều cần biết về nghề diễn viên

1. Diễn viên điện ảnh là ai?
 Diễn viên điện ảnh là người hóa thân vào nhân vật thể hiện nhân vật trong bộ phim. Nói cách khác, bằng toàn bộ cơ thể, giọng nói, dáng điệu cử chỉ, trí tuệ và tâm hồn mình, họ biến những con người trên giấy trong các kịch bản phim thành những con người thực sự sống động trên màn ảnh.
Diễn viên điện ảnh không phải là sự bắt chước mà là sự lao động sáng tạo để toát lên bản chất nhân vật, truyền tài được nội tâm của nhân vật bằng chính diễn xuất của người diễn viên.
 Cách phân loại diễn viên điện ảnh:
* Theo tính chất chính hay phụ của nghề
- Diễn viên chuyên nghiệp
- Diễn viên nghiệp dư
* Theo chức năng
- Diễn viên: là người đảm nhận một hoặc một số vai diễn trong bộ phim. Nhiệm vụ chính của họ là diễn xuất, họ thể hiện con người, tính cách và hành động của nhân vật trong bộ phim.
- Diễn viên đóng thế: Là người có khả năng diễn xuất và có hình dáng tương tự nhân vật và anh/cô ấy đóng thế, họ phải nhập tâm vào nhân vật gốc và thể hiện những pha trình diễn võ thuật đẹp mắt, một vũ điệu hoàn hảo, một cảnh lướt ván hay những pha mạo hiểm mà diễn viên gốc không đủ khả năng chuyên môn để thể hiện hoàn hảo các cảnh này như các diễn viên đóng thế.
- Diễn viên lồng tiếng: Là người tái hiện lời thoại nhân vật. Yêu cầu: tiếng phải khớp với khẩu hình và truyền cảm.
2. Diễn viên điện ảnh làm gì?
Diễn viên điện ảnh tái hiện những câu chuyện của cuộc sống  bằng âm thanh và hình ảnh. Công việc cụ thể bạn sẽ làm khi nhận một vai diễn:
 * Trải qua vòng tuyển chọn (Casting)
Casting là thuật ngữ để chỉ quá trình chọn lọc các ứng viên để chọn diễn viên cho một vai diễn. Quá trình tuyển chọn có thể căn cứ vào những vai bạn đã đóng, khả năng bạn cảm nhận vai diễn.
DCTV - Đạo diễn Dương Mạnh Cường và Nghệ sĩ Trà My casting "Xưởng phim 8"
 * Đọc kịch bản
Không phải tất cả những lời mời hợp tác đều đưa đến một vai diễn phù hợp với bạn. Có những vai diễn bạn cảm thấy không đủ sức diễn tả, có những vai diễn bạn không đồn ý với tác giả về cách nhân vật ứng xử và hành động. Đọc kịch bản là khâu quan trọng để bạn đưa ra quyết định có nhận vai diễn đó không vì vai diễn đó có thể đưa bạn lên đỉnh cao của sự nghiệp mà cũng có thể là một vết loang trong sự nghiệp diễn xuất của bạn.
* Chuẩn bị cho vai diễn
- Lập lý lịch cho nhân vật: điều này giúp bạn hiểu tâm lý nhân vật và động cơ các hành động mình sẽ diễn.
- Chuẩn bị tâm lý và phong thái
- Thực hành thoại
- Học cách phối hợp với bạn diễn và làm việc ăn ý với ekip làm phim.
* Diễn xuất
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của một diễn viên. Lúc này bạn không xuất hiện trước ống kính bằng bản thân bạn mà là nhân vật mà bạn hóa thân vào. Những trục trặc có thể xảy ra như thời tiết thay đổi, máy quay hỏng, diễn viên quên thoại, đạo cụ sai vị trí...Mọi áp lực sẽ dồn vào diễn viên, điều này đòi hỏi diễn viên phải tập trung cao độ. Các đọa diễn luôn đánh giá cao những diễn viên không chỉ hoàn thành tốt vai diễn mà còn có khả năng hỗ trợ đạo diễn trong việc thiết kế bối cảnh, phụ trang.
Xem thêm
MC - Diễn viên Việt Anh
 "Khi đã xác định con đường trở thành diễn viên chuyên nghiệp, các bạn cần luôn quan sát, học hỏi, tích luỹ vốn sống, sự trải nghiệm. Đó là nhũng điều kiện tiếp theo và bắt buộc nếu các bạn muốn phát triển trên sự nghiệp ở lĩnh vực này". Diễn viên Việt Anh chia sẻ.
Khi chọn một con đường cho riêng mình, các bạn thường chọn theo cảm tính vì các bạn chỉ đơn giản thích diễn một cách bản năng, thích được nổi tiếng, thấy mình đẹp hơn nhờ ánh hào quang sân khấu. Với những suy nghĩ đơn giản như vậy, không ít bạn trẻ đã bỏ cuộc giữa chừng. Để theo được nghề, không chỉ cần có ngoại hình, cần có một nền tảng kiến thức vững chắc và cái duyên với nghề. Đối với một diễn viên chuyên nghiệp, rèn luyện 4 năm trong trường ĐH SKĐA vẫn bị coi là quá ít kinh nghiệm nếu các bạn không chủ động tìm kiếm các vai diễn phù hợp trong suốt quá trình học tập. Diễn viên có thể không đẹp cũng không ảnh hưởng nhiều tới nghề, chỉ cần họ có cái duyên với sân khấu, có duyên với nghề, có thái độ làm việc chuyên nghiệp, không ngừng sáng tạo mới tạo nên sức sống lâu bền trong nghề. 
Chính vì vậy, đào tạo diễn viên là một công việc nặng nhọc và kén người học.
Nếu bạn đam mê môn nghệ thuật thứ 7 và đã sẵn sáng bước chân vào con đường điện ảnh, hãy liên hệ casting. Để biết thêm thông tin về điều kiện xét tuyển khóa diễn viên của DCTV vui lòng liên hệ:
DCTV - Công ty cổ phần sản xuất nội dung số truyền hình Việt Nam
Tel: 0466 87 88 66
Hotline: 0976 41 77 66
Add: 249 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét